Mẹo: Bạn muốn tìm Fullcode website điện thoại hãy đánh từ khóa điện thoại vào ô tìm kiếm, hoặc tìm theo Danh mục.

Bố cục và chỉnh sửa các mục trong Theme WordPress

Fullcode chỉ cần up lên host là giống demo không cần cài đặt. Xem ngay

Bố cục Theme WordPress rất đơn giản, Layout gồm các phần dưới dấy:

Trong thư mục Theme gồm các thư mục nhỏ và các file dưới đây:

Nhìn vào giao diện thì có lẽ bạn nghĩ chỉ cần một vài file PHP là có thể tạo thành một website như vậy được. Nhưng sự thật không như bạn nghĩ, bạn sẽ phải cần tối thiểu là các files và folders như hình ảnh trên bởi vì mỗi một file bên trong cấu trúc này sẽ có một nhiệm vụ cố định nào đó và chúng không thể nhầm lẫn với nhau được.

Với cấu trúc này thì các bạn cần phải nắm rõ một số file quan trọng như sau. Lưu ý các file này cực kỳ quan trọng nhé, nếu thiếu một trong các file này thì theme của các bạn sẽ bị lỗi trắng trang ngay, hoặc sẽ vướng phải một số lỗi 404 không đáng có.

File style.css:

File đầu tiên là file style.css. Khi bạn mở file này lên thì sẽ thấy nó có một phần nội dung như sau:

Nghĩa là trong một theme phải có file style.css đặt ở ngoài cùng và bên trong bạn sẽ khai báo các thông tin:

  • Theme name: Tên theme mà các bạn khai báo để cài đặt trong admin
  • Theme Uri: Đường dẫn tới theme này
  • Author: Tên tác giả của theme.
  • Version: Phiên bản của theme
  • Tags: Nếu theme này bạn có upload lên cộng đồng WordPress thì hãy điền phần từ khóa này vào, ví dự như là blue, black, khi ai có nhu cầu tìm kiếm themes, nếu họ điền vào một trong các từ khóa mà bạn đã khai báo, thì khả năng họ sẽ tìm kiếm ra themes của bạn.
  • Text Domain: Đây là phần cấu hình textdomain để sử dụng đa ngôn ngữ (phần này mình sẽ hướng dẫn sau).

File screenshot.png:

File screenshot.png dùng để hiển thị hình ảnh đại diện của theme trong khu vực cài đặt themes của admin, đây là hai file quan trọng và bắt buộc theme nào cũng phải có.

File functions.php:

File functions.php là file chứa những đoạn code tạo nên các chức năng mới của theme hoặc customize một chức năng có sẵn nào đó. Ví dụ bạn cần tạo một widget hiển thị bài viết mới nhất thì bạn sẽ code nó trong file functions.php hoặc ở một file khác rồi include nó vào file functions.php.

Các file khác:

Các files còn lại được mô tả như sau:

  • index.php: Là trang chủ
  • header.php : Phần code cho header của layout
  • footer.php: Phần code cho footer của layout
  • sidebar.php: Phần code cho sidebar nằm ở bên trái hoặc bên phải.
  • page.php: Trang danh sách các page
  • single.php: Trang chi tiết bài viết
  • comments.php: Trang hiển thị danh sách các phản hồi
  • content.php: Hiển thị toàn bộ danh sách bài viết ở dạng thu gọn
  • content-page.php: Trang chứa các bài viết của thể loại page
  • search.php: Trang tìm kiếm
  • content-search.php: Phần code chứa nội dung để hiển thị các dữ liệu được tìm kiếm.
  • archive.php: Tran lưu trữ toàn bộ các bài viết theo năm tháng, ngày, tác giả

Bố cục các Module trong Dashboard ( Bảng điều khiển ) của WordPress

Dưới đây là hình ảnh trang Dashboard, để các bạn mới tìm hiểu về wordpress có thể học nhanh chóng mình sẽ chia trang Dashboard thành 4 khu vực khác nhau, được mình đánh số từ 1 đến 4.

Các khu vực chính trong WordPress Dashboard

I: CHÚ THÍCH.

1: KHU VỰC TRUNG TÂM THÔNG BÁO ( NOFITICATION CENTER ).

Đây chính là phần hiển thị nội dung các hoạt động của bạn, nó giống như bảng tóm tắt cho các module khác nhau trong trang web . Nó có các phần chính như Activity, WordPress News, Quicks Draft, At a Glance.

2: KHU VỰC MENU CHÍNH ( MAIN MENU ).

Main Menu là khu vực để bạn truy cập vào các module có trong WordPress Dashboard, khi bạn hover chuột qua module nào thì nó sẽ hiển thị cho bạn các module con bên trong module cha mà bạn vừa di chuyển chuột qua. Mỗi một module như vậy tương ứng với một tính năng và tác dụng riêng biệt . Phần này có thể coi là phần quan trọng nhất trong việc giúp bạn quản trị một website.

3: TÙY CHỌN HIỂN THỊ ( DISPLAY OPTIONS ).

Tại khu vực tùy chỉnh này có 2 Module chính là Screen Options và Help. Nếu bạn click vào nút Screen Options thì bạn có thể tùy chỉnh hiển thị hoặc ẩn các đối tượng cụ thể ở khu vực trung tâm thông báo ( Nofitication Center ) để làm nó gọn đi hoặc hiển thị chi tiết đầy đủ hơn.

4: THANH ĐIỀU HƯỚNG NHANH CHO ADMIN PAGE (TOOLBAR).

Nếu bạn đã đăng nhập vào WordPress Admin Page thì nó sẽ hiện ra. Bạn không thể điều chỉnh (toolbar) hiển thị hoặc ẩn đi ở trang admin, bạn chỉ có thể tùy chọn cho toolbar ẩn đi ở trang (fontend) nếu bạn vào phần “Edit my profile” và tắt nó đi . Toolbar có công dụng giúp bạn có thể di chuyển tới trang fontend nhanh hơn, hay tạo ngay một bài  viết mới, một page mới, tạo một user hay media…nhanh hơn mà không phải chuyển qua khu vực (Main Menu) để thực hiện điều đó.

Trên đây là 4 phần quan trọng trong trang quản trị admin mà bạn cần biết. Bây giờ chúng ta sẽ là tới phần quan trọng nhất, đó là tìm hiểu ý nghĩa của các module ở khu vực Main Menu.

II: TÌM HIỂU CÁC MODULE TRONG MAIN MENU.

Ở bài này mình chỉ giới thiệu đôi chút về các module thôi để các bạn tìm hiểu qua về ý nghĩa và chức năng của từng module. Mình sẽ nói rõ hơn về cách sử dụng các module quan trọng ở bài sau.

1. DASHBOARD

Tại module Dashboard này là phần tổng hợp các công cụ liên quan đến việc theo dõi thống kê của website và thông báo các bản cập nhật nếu như có phiên bản mới của wordpress hoặc theme, plugin,….Nó chia thành 2 module con như sau:

  • Home: Khu vực theo dõi các hoạt động, thay đổi của WordPress, cũng như báo cáo chi tiết về các bài viết, bình luận,…
  • Update: Module này sẽ thông báo cho bạn nếu có các bản cập nhật và lỗi hoặc thêm tính năng của WordPress, theme, plugin mà bạn đang sử dụng. Mỗi khi có bản cập nhất mới được nhà phát triển phát hành nó sẽ tự động hiển thị thông báo cho bạn biết.

2. POSTS

Module này là phần quan trọng nhất, tại đây ban có thể đăng bài viết và cụ thể là quản lý nó. Trong đây có 2 module con là Category và Tag, có thể hơi khó phân biệt với những bạn mới tiếp cận wordpress nên mình sẽ giải thích kỹ ở các phần sau của series.

  • All Posts: Xem và chỉnh sửa, quản lý tất cả các bài viết đang có trên website.
  • Add New: Đăng bài mới.
  • Categories: Quản lý các chuyên mục và bài viết có trong Category đó.
  • Tags: Quản lý các thẻ mà bài viết được đánh dấu.

3. MEDIA

Module này sẽ giúp bạn quản lý các file media đang có trên website như các file (hình ảnh, âm nhạc, video clip,….). Có thể phần này bạn sẽ không dùng nhiều nhưng ít nhất bạn cũng nên xem qua.

  • Library: Thư viện media, nơi bạn quản lý các tập tin đã upload lên.
  • Add New: Thêm mới một file media.

4. PAGES

Module này  gần giống với Post lúc trước, điểm khác biệt là nó sẽ không có categories và tags. Công dụng của nó là dùng để đăng các trang nội dung có yếu tố chung chung và cố định ít phảit hay đổi và không được phân loại bởi một category hay tag nào, ví dụ như trang About Us, Contact Us, Warning, FAQ’s, ….

  • All Pages:  Bạn có thể xem và quản lý tất cả các page hiện có.
  • Add New: Tạo page mới.

5. COMMENTS

Module này giúp bạn có thể quản lý, chỉnh sửa, xóa các bình luận của website, blog. Chỉ vậy thôi.

6. APPEARANCE

Module này là module rất quan trọng, nó sẽ giúp bạn quản lý và chỉnh sửa tất cả mọi thứ liên quan đến giao diện của website. Nếu bạn đang dùng giao diện mặc định thì phần này bạn sẽ thấy các module con sau. Phần này có vài thuật ngữ mới có thể bạn chưa biết những hay cố gắng ghi nhớ vì mình giải thích kỹ càng hơn ở các bài sau của series.

  • Themes: tại đây bạn có thế quản lý, cài đặt và xóa các theme (giao diện) bạn đang sở hữu. Nó cũng được tích hợp tính năng tìm kiếm theme có sẵn trong thư viện của WordPress tại trang WordPress.org .
  • Customize (không phải theme nào cũng có): Chỗ này để bạn có thể thỏa thích tùy biến giao diện đang có như thay đổi CSS, thêm các div, các id, class mới …etc…
  • Widgets: Nó giúp quản lý các widget được hỗ trợ trong theme. Đa phần các widget sẽ hiển thị tại sidebar của trang web wordpress.
  • Menus: Bạn sẽ quản lý và chỉnh sửa các menu hiện có trong theme.
  • Header (Không phải theme nào cũng có): Nó có chức năng thêm ảnh ở phần header cho theme.
  • Editor: Đây là phần khá quan trọng và phức tạp có thể bạn sẽ cần dùng nhiều, và cũng không nên sửa những gì ở đây nếu bạn không hiểu về nó. Thực chất module này giúp bạn có thể can thiệp vào phần code của theme và thay đổi theo ý mình.

7. PLUGINS

Plugin là một ứng dụng cho website mà trong WordPress mặc định khi cài đặt bạn sẽ không có, muốn sử dụng thêm các ứng dụng khác nhau thì bạn phải cài thêm plugin hỗ trợ các chức năng mà bạn mong muốn để sử dụng.

  • Installed Plugins: Trang Quản lý các plugin hiện có, bạn có thể bật, tắt hoặc xóa nó ra khỏi website ở đây.
  • Add New: Cài mới một plugin.
  • Editor: Cũng như phần Appearance, đây là chỗ để bạn có thể can thiệp vào phần code của từng plugin, không nên sửa nếu không hiểu về nó.

8. USERS

WordPress cho phép bạn có thể tạo ra nhiều thành viên khác nhau và có thể phân quyền cho từng thành viên, bạn có thể chỉ định họ chỉ được sửa bài, được viết bài và thậm chí là được làm Adminítrator. Đây là module giúp bạn làm các việc đó.

  • All Users: Quản lý các thành viên hiện có trong website.
  • Add New: Tạo thành viên mới, bạn có thể thiết lập cho khách tự đăng ký và mình cũng sẽ hướng dẫn sau.
  • Your Profile: Tùy chỉnh thông tin cá nhân, đổi mật khẩu tài khoản của chính bạn.

9. TOOLS

Thực sự module này mình cũng it dùng tới. Chức năng của nó là giúp bạn sử dụng các công cụ nhỏ của WordPress. Đôi khi một số plugin bạn cài vào nó sẽ được chèn ở trong phần này.

  • Available Tools: Chứa các công cụ mà bạn có thể được sử dụng trong hiện tại.
  • Import: Nhập nội dung từ website khác về trang Web của bạn.
  • Export: Xuất nội dung ra một file xml và có thể import nó lại khi cần hoặc import ở một website khác. Tuy ít dùng nhưng đây là một tính năng quan trọng và rất hay mà bạn cần biết.

10. SETTINGS

Mình có thể khẳng định đây sẽ là phần mà bạn sử dụng nhiều nhất, vì có đến hơn 90% các plugin cần thiết nhất bạn cài vào thì nó sẽ xuất hiện và trở thành một module con trong phần này. Phần Settings này là tập hợp các công cụ liên quan đến việc cấu hình, thiết lập website WordPress.

  • General: Trang này giúp bạn có thể thiết lập cấu hình chung của Website. VD như: tiêu đề cảu một website, múi giờ và một số tính năng nữa các bạn tự xem tiếp nhá.
  • Writing: Nơi để bạn cài các thiết lập liên quan đến việc đăng bài lên website.
  • Reading: module giúp bạn thiết lập các tính năng liên quan đến việc hiển thị, xem bài viết trên website với khách.
  • Discussion: Thiết lập các tùy chọn liên quan đến việc bình luận trên website.
  • Media: Thiết lập tùy chọn liên quan đến việc lưu trữ các file media trong thư viện Media.
  • Permalinks: Thiết lập dường dẫn tĩnh cho website, tức là bạn có thể đưa link bài viết của bạn từ dạng động sang cấu trúc dạng tĩnh, giống như mình đang sử dụng. Mình có nói qua phần này trong bài trước rồi, nếu các bạn chưa cài đặt phần này thì hãy quay trở lại bài trước để xem lại nhé.

CAM KẾT WEB ĐÃ TỐI ƯU CHUẨN SEO, KHÔNG VIRUS, KHÔNG MÃ ĐỘC

Làm việc từ 8h30 đến 23h30, không nghỉ lễ tết, T7, CN. Hotline: 0986.989.626

Tải Theme Plugin Miễn Phí

Leave a Reply

Nhắn tin qua Facebook Zalo: 0986989626
Hotline: 0986.989.626
Mua Fullcode tặng tên miền MIỄN PHÍ (**)Xem chi tiết
+ +